Lịch sử ra đời chiếc mixer
Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều tới mixer hay bàn trộn âm thanh, cũng có nơi gọi bộ trộn âm thanh nhưng không biết bạn đã biết lịch sử ra đời của mixer chưa? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời của Mixer và có bao nhiêu loại mixer nhé!
Lịch sử của Mixer
Từ những năm 1930 của thế kỉ trước hai hãng Western Electric & RCA đã làm ra những bộ trộn âm thanh đơn giản đầu tiên phục vụ trong các studio. Tuy nhiên mãi đến thập niên 1960, sự bùng nổ tài năng âm nhạc của ban nhạc The Beatle đã tạo ra một ngành công nghiệp nhạc cụ điện tử non trẻ phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của ngành âm thanh biểu diễn. Thời gian 1970-1980 đánh dấu sự ra đời hàng loạt hãng sản xuất mixer console chuyên dùng mà tên tuổi tồn tại cho đến tận hôm nay như Midas, Behringer, Yamaha, Allen & Heath, Solid State Logic,…
Mixer hay còn gọi là bàn trộn âm thanh/ bảng điều khiển âm thanh hiện nay rất phổ biến và được ứng dụng đa dạng từ âm thanh chuyên nghiệp đến giải trí cá nhân như:
- Hát karaoke, thu âm live stream, streamer/ gamer.
- Phòng thu âm.
- Hệ thống âm thanh sân khấu, âm thanh công cộng.
- Đài radio, truyền hình và hậu kỳ phim.
Xem thêm: Mixer là gì?
Các loại mixer trong hệ thống âm thanh
Theo mục đích sử dụng khác nhau mà mixer cũng có thể chia làm 3 loại như sau để đáp ứng nhu cầu người sử dụng:
1. Mixer theo kỹ thuật analog (Bàn mixer cơ)
Đây là loại mixer thuần analog tức tín hiệu từ ngõ vào đến ngõ ra sử dụng kỹ thuật tương tự. Bàn trộn cơ có ưu điểm giao diện thân thiện, trực quan dễ dùng, âm thanh có tính mộc mạc, dày dặn, ấm áp kiểu analog. Nhược điểm là muốn mở rộng nhiều đường input & output thì mixer analog trở nên to, cồng kềnh tốn diện tích và bất tiện khi set up ở các chương trình lớn. Ngoài ra chúng không có bộ xử lý hiệu ứng nên phải dùng thêm thiết bị bên ngoài khiến bộ console rất đồ sộ & nhiều thiết bị.
2. Mixer analog vận hành theo kỹ thuật digital (Mixer cơ lai số)
Dòng Mixer cơ lai số là kết hợp giữa sức mạnh của bộ xử lý kỹ thuật số (digital) với kỹ thuật analog để xử lý tín hiệu trên. Mixer này có hình dáng bên ngoài giống y như mixer analog nhưng có thêm bộ xử lý kỹ thuật số. Nhờ kết hợp vậy nên mixer này có ưu điểm giao diện thân thiện, trực quan dễ dùng & có thêm bộ xử lý tín hiệu digital.
Tuy nhiên phần xử lý tín hiệu digital đưa vào chỉ vừa đủ vì làm quá lên sẽ đội chi phí lên cao do đó chỉ một số hãng có đủ năng lực mới làm. Ví dụ như Yamaha sở hữu các license về bộ xử lý tín hiệu digital, Behringer thì mua luôn hãng Klark Teknik để tích hợp bộ DSP (digital signal processor) vào thiết bị của họ. Yếu điểm của dòng mixer lai này cũng như mixer cơ là cồng kềnh nên chúng phù hợp ở môi trường bán chuyên nghiệp như show diễn nhỏ, âm thanh nhà thờ, âm thanh quán cafe, âm thanh karaoke vì bộ xử lý tín hiệu digital không đủ mạnh để chiến show lớn.
Dòng Mixer cơ lai số hiện nay phát triển rất mạnh ở phân khúc giải trí gia đình/cá nhân vì được tích hợp thêm USB interface, bluetooth, chạy pin, khiển qua app v.v. Ngôi sao sáng của dòng này là Behringer Flow 8 với các tính năng chính:
- 2 bộ xử lý hiệu ứng digital
- 8 input, 2 mic preamp Midas
- USB interface, bluetooth truyền stereo chất lượng cao
- 4 band equalizer & compressor cho các kênh
- 9 band equalizer & limiter cho main & monitor
- EZ gain: tự cân chỉnh gain theo tín hiệu đầu vào
3. Mixer kỹ thuật số (mixer digital)
Khi chạy chương trình biểu diễn lớn, hệ thống âm thanh phức tạp xử lý nhiều kênh hoặc đơn giản muốn trải nghiệm âm thanh kỹ thuật số ra sao, thì ta chọn mixer digital
Tín hiệu âm thanh trong mixer này được số hóa hoàn toàn, kể cả những tín hiệu từ microphone và các nhạc cụ sử dụng tín hiệu analog. Các tín hiệu sau khi được số hóa sẽ được trái tim của mixer là bộ DSP (digital signal processor-bộ xử lý tín hiệu số) phân tích & xử lý theo ý muốn của người dùng. Do công nghệ phát triển nên bộ trộn digital càng ngày trở nên mạnh hơn nhưng gọn gàng & nhiều tính năng hơn, thậm chí hãng Midas đã tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) vào bộ mixer HD96 mới nhất của họ. Không chỉ có thế, do các chip xử lý trong mixer số rất mạnh kèm theo các App khiển thông minh nên tín hiệu âm thanh được phân tích một cách chuẩn xác hơn, các hiệu ứng (effect) nhờ đó cũng hay hơn. Có thể nói mixer digital đang làm thay đổi cục diện trong âm thanh dân dụng (âm thanh chuyên nghiệp thì nó trùm lâu rồi!)
Gợi ý sản phẩm mixer được ưa chuộng hiện nay
Xr12 mixer số bán chạy nhất có giá: 8.140.000đ
X32 Compact: Mixer số được chọn trong các sự kiện giá 40.220.000đ
Bạn có gợi ý sản phẩm nào khác không? Hãy comment nhé!