Loa âm trần là gì?
Loa âm trần là gì? Nguyên lý hoạt động? Cấu tạo loa âm trần? Khi đến các trung tâm thương mại, quán cafe, khu resort, khách sạn,..chúng ta thường nge thấy tiếng nhạc du dương văng vẳng trên trần xuống. Hoặc ở các siêu thị, sân bay, bến xe, nhà ga.. có tiếng thông báo kiểu: Anh A lạc mất chị B! Vui lòng đến Quầy XYZ gấp! Đó là âm thanh phát ra từ hệ thống Loa âm trần đó các bạn.
Ceiling Speakers trong tiếng Anh là Loa âm trần hay còn gọi là loa gắn trần, loa ốp trần, loa áp trần là loại loa lắp cố định (installed sound) lên trần nhà hay treo lơ lửng trên trần để phủ âm thanh xuống một vùng nhất định bên dưới. Loa được thiết kế ban đầu cho hai mục đích chính là: Âm thanh thông báo, âm thanh nhạc nền (BGM). Sau này, loa âm trần được ứng dụng cho các mục đích khác như: nghe nhạc âm thanh nổi Stereo, âm thanh vòm (surround), âm thanh 5.1, 7.1, âm thanh đa vùng (multi-zones audio)…nói chung chỗ nào chật thì họ lắp loa lên trần cho đỡ tốn diện tích mà lại phù hợp nội thất.
Loa Treo Trần OCV 6 (pendant speaker)
Loa âm trần có cấu tạo & nguyên lý hoạt động như sau:
- Củ Loa: thuật ngữ âm thanh tiếng Anh gọi là driver, là bộ phận quan trọng nhất của loa. Nó gồm: Cục nam châm, côn loa và màng loa. Kích thước của driver tương ứng với mức áp suất âm thanh (SPL) & công suất loa mà nhà sản xuất muốn tạo ra.
Tùy thuộc vào chất lượng của từng bộ phận trong loa mà ta nhận được loa tương xứng. Ví dụ loa có màng bằng giấy bồi, côn loa dây đồng mỏng rẻ tiền thì cho âm thanh không hay và chóng hỏng vì sau một thời gian sử dụng giấy sẽ bị mục, côn loa bị cạ gây loa rè.
Loa âm trần Tannoy CVS 601 có màng loa bằng Polypropylene viền cao su butyl bền & độ ổn định cao.
- Mặt lưới loa: Là bộ phận duy nhất chúng ta nhìn thấy khi lắp vào trần. Chúng thường có vành loa làm bằng nhựa, mặt lưới làm bằng sắt hoặc thép, ở giữa có logo của hãng. Mặt lưới thường được sơn tĩnh điện màu trắng đôi khi lại được sơn màu đen (màu sắc chúng ta có thể sơn theo nội thất)
- Cục biến áp: Biến áp là sự khác biệt lớn nhất của loa âm trần so với các loa khác. Nó là bộ phận giúp điều chỉnh dòng (Voltage) vào loa, điều này giúp chúng ta có thể gắn nhiều loa và đi tín hiệu xa trong cùng một đường đi dây. Giải thích một cách đơn giản là khi muốn lắp nhiều loa ở diện tích tương đối lớn, cần dây dẫn dài thì ta chọn loa âm trần có biến áp. Vì đi dây xa nên nên phải cần tăng áp từ amply lên cao rồi sau đó dùng biến áp ở loa âm trần giảm xuống để giảm tổn hao tín hiệu trên đường truyền.
- Vỏ loa (Back can): được làm từ hợp kim chống gỉ hoặc nhựa thiết kế đẹp mắt theo phong cách tối giản giúp bảo vệ các bộ phận bên trong loa. Đồng thời vỏ loa có tác dụng cách âm không làm ồn các phòng khác.
Ứng dụng của loa âm trần
· Loa dùng để thông báo: có cục biến áp, có tiếng trung (Mid) tốt rất thích hợp cho việc đọc thông báo. Trên thực tế nó được ứng dụng rất nhiều ở các nhà ga, bến tàu, tòa nhà, các nhà xưởng những nơi có độ ồn thấp.
· Loa phát nhạc nền (âm thanh nhạc nền BGM): chung hệ thống với loa thông báo nêu trên, họ cũng phát nhạc nền thông qua hệ thống này. Ngoài ra, các cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm…cũng sử dụng loa âm trần rất nhiều bởi tính hữu dụng và giá thành của nó.
· Loa nghe âm thanh nổi (stereo), âm thanh 7.1, âm thanh đa vùng: Nắm bắt nhu cầu thưởng thức âm thanh mọi lúc mọi nơi đi đôi với bố trí nội thất đẹp ở các không gian hẹp, các hãng âm thanh cũng cho ra đời loa âm trần trở kháng thấp (không có cục biến áp). Với loa này người dùng có thể bố trí loa âm trần trong phòng khách, phòng ngủ, phòng giải trí, ngoài vườn hay thậm chí cả trong nhà vệ sinh để có thể thưởng thức âm nhạc ở các khu vực khác nhau.
Loa âm trần Tannoy ngoài trời CVS có cấu tạo đặc biệt chịu được thời tiết
Loa âm trần dùng loại amply nào?
Để khuếch đại tín hiệu phát ra loa âm trần ta sử dụng các amply có công suất tương ứng và có ngõ 70V, 100V để có thể truyền tín hiệu đi xa hơn. Theo kinh nghiệm thì ta nên chọn loại amply có chứng nhận Energy Star để tiết kiệm điện năng, đồng thời các amply có mạch bảo vệ quá tải đề phòng có sự cố thì tự ngắt. Ngoài ra, một số đời amply có kết nối điều khiển từ xa rất tiện như hỗ trợ Dante, mạng LAN, tính năng Ma trận (matrix) cho phép trộn & điều hướng các đầu vào/ra, DSP (bộ xử lý tín hiệu âm thanh digital) mà chúng ta có thể tùy chọn theo nhu cầu.
Amply Lab Gruppen FA2402 có công suất 2 x 240 Watt, có thể sử dụng đồng thời loa âm trần Low-Z (4/8 Ohm) & High-Z (70/100 V)
Song song với loại loa âm trần thụ động (passive) còn có loại loa âm trần active (liền công suất), khi đó ta chỉ cần đưa tín hiệu âm thanh vô là loa kêu, không cần thêm amply rời. Bạn lo ngại công suất loa âm trần active yếu và không đáp ứng yêu cầu? Đừng lo! Các model loa âm trần active của Meyer Sound như Ashby -5C, 8C có công suất lên đến 440watt, rất to nhé! Vui lòng đọc bài phân biệt loa active và passive để biết thêm chi tiết.
Phối ghép và lắp đặt loa
Tùy theo mục đích sử dụng mà ta có thể phối ghép loa phù hợp
· Với ứng dụng thông báo và nghe nhạc nền: Ta nên phối ghép với amply trở kháng cao. Điều này có hai tác dụng: Âm thanh mono cho hiệu ứng thông báo và nhạc nền tốt hơn và đều hơn, amply trở kháng cao giúp ta lắp được nhiều loa trong cùng một dây hơn (nó tiện lợi cho việc đi dây loa).
· Với ứng dụng nghe nhạc, xem phim. Ta nên phối ghép với amply trở kháng thấp hoặc amply có ngõ ra 2.0, 5.1, 7.1, 9.1. Nó giúp hiệu ứng âm thanh được lan toả tốt hơn, kiểu như trong rạp phim vậy. Tất nhiên, bạn vẫn cần thêm những chiếc loa siêu trầm cho những trải nghiệm mới mẻ này
Lắp đặt và bố trí loa âm trần
· Mẹo: Bạn không muốn mua loại loa âm trần dùng một thời gian là bị tịt phải leo lên sửa đúng không nào? Tưởng tượng một tòa nhà có hàng trăm loa âm trần thì việc bảo trì đó thật tốn kém và mất nhiều thời gian, trong khi tòa nhà vẫn phải vận hành. Để thiết kế, thi công lắp đặt loa âm trần chuyên nghiệp, thẩm mỹ, phù hợp với nội thất. Và hơn nữa để an toàn, dùng được bền lâu, chi phí bảo trì thấp Hoàng Bảo Khoa chân thành khuyên bạn chọn các đơn vị có kinh nghiệm, chọn thương hiệu loa có các chứng nhận phù hợp với yêu cầu như tiêu chuẩn EN54, UL 1480, UL 2043...
Có nhiều các bố trí loa loa âm trần cho phù hợp với chỗ ngồi của bạn. Dưới đây là cách bố trí của hãng Marantz để có âm thanh vòm như rạp hát.FHL/FHR (Front height speaker left/right): Loa trước bên trái / phải
TFL/TFR (Top front speaker left/right): Loa âm trần bên trái / phải
TML/TMR (Top middle speaker left/right): Loa âm trần chính giữa bên trái / phải
TRL/TRR (Top rear speaker left/right): Loa âm trần phía sau bên trái / phải
RHL/RHR (Rear height speaker left/right): Loa sau bên trái / phải
· Một số cách bố trí loa áp trần trong hệ thống Dolby như sau: